Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Lạm phát ở châu Á: Bữa ăn không thịt và những chiếc pizza có giá bằng tiền ăn cho 150 người
Thời tiết khắc nghiệt, dịch cúm lợn, giá năng lượng tăng vọt, thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19…, tất cả những yếu tố này đã đẩy giá lương thực lên mức cao nhất trong một thập kỷ...

Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới trong tháng 10 đã chạm ngưỡng cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này đã tăng 3% từ tháng 9 và tăng tới 31,3% so với tháng 10/2020.

Góp phần chủ yếu vào mức tăng này là giá dầu thực vật và ngũ cốc. Giá hai mặt hàng này vốn đã tăng cao do tình trạng thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng mạnh khiến vụ mùa suy giảm tại các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Mỹ và Malaysia.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước đang phát triển với nhiều nước Nam Mỹ cũng như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ - nơi chứng kiến lạm phát giá lương thực ở mức hai con số. Tuy nhiên, kể cả nước nước giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng ghi nhận lạm phát lương thực ở mức 4,5%.

Theo tờ SCMP, tại châu Á, nhiều nền kinh tế đã tránh được những tác động tồi tệ nhất của tình trạng này – hoặc ít nhất có vẻ như vậy. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lạm phát lương thực đang ảnh hưởng theo những cách “độc nhất vô nhị” do bản chất khác biệt của các nền kinh tế châu Á, từ phát triển như Singapore, Hồng Kông cho tới thu nhập trung bình như Malaysia, mới nổi như Ấn Độ hay đang phát triển như Philippines.

SINGAPORE, HỒNG KÔNG: “BỘ MẶT CỦA CÁI ĐÓI ĐÃ THAY ĐỔI”

Lai Chin Hooi, chủ một sạp rau tại chợ thực phẩm ở phía Đông Singapore, ngày ngày chứng kiến khách mua sắm tới chợ thưa dần.

“Mọi thứ giờ đây đều đắt đỏ và kinh doanh ngày càng khó khăn”, ông Lai, 56 tuổi, chia sẻ. “Tôi đã bán hàng ở đây 6-7 năm rồi, nhưng đây là lần tăng giá mạnh nhất”.

Theo ông, những tuần gần đây, giá rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc, như súp lơ xanh, đã tăng khoảng 30-40% do thời thiết khắc nghiệt và phí vận chuyển tăng.

Số liệu từ Chính phủ Singapore cho thấy, lạm phát giá lương thực tại nước này đã tăng 1,6% trong tháng 9, từ mức tăng 1,5% tháng trước đó. Tuy nhiên, một số mặt hàng ghi nhận mức tăng vượt xa con số này. Ví dụ, một kg nho có giá 8,12 USD hồi tháng 6, giờ đây có giá 11,58 USD vào tháng 9. Một số loại rau tăng giá tới 15% trong cùng kỳ.

Bộ mặt của cái đói đã thay đổi, nó không còn trực diện và hiển nhiên như trước nữa...

Gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch Covid-19 và lũ lụt ở Trung Quốc và Ấn Độ khiến tình hình thêm tồi tệ. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng cao khi các quốc gia phục hồi hoạt động kinh tế sau đại dịch cũng góp phần đẩy giá lương thực lên cao.

Không chỉ Singapore, tại Hồng Kông - một nền kinh tế phát triển của tại châu Á, các chuỗi thực phẩm và nhà hàng cũng đang chịu ảnh hưởng lớn. Vào tháng 9, chuỗi đồ ăn nhanh McDonald’s Hồng Kông thông báo họ có thể sớm hết sạch cánh già chiên do vấn đề vận chuyển. Trong khi các nhà cung cấp thực phẩm giá cả leo thang với nhiều mặt hàng như bột nhập khẩu, rau quả, sản phẩm sữa, rượu vang, rượu mạnh…

Mức lạm phát chung tại Hồng Kông chạm mức 1,4% vào tháng 9, còn chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính quyền Hồng Kông cảnh báo giá cả leo thang đe dọa tới sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Các tổ chức phi lợi nhuận tại Singapore cảnh báo rằng những người bị mất việc trong đại dịch là nhóm đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất. Bà Nichol Ng, đồng sáng lập Food Bank Singapore, cho biết số lượng các gia đình không đảm bảo được nhu cầu thực phẩm đã tăng mạnh trong năm ngoái do đại dịch.

“Bộ mặt của cái đói đã thay đổi, nó không còn trực diện và hiển nhiên như trước nữa”, bà Nichol nhận xét. “Những người cần sự giúp đỡ là những người lao động như người làm nghề tự do - những người thường không xem mình thuộc nhóm ‘dưới đáy xã hội’”.

Theo bà Nichol, tình trạng giá thực phẩm leo thang hiện tại mới chỉ là bắt đầu và tác động toàn diện sẽ được thấy rõ vào năm tới, khi các gói hỗ trợ đại dịch của chính phủ chấm dứt.

Tổ chức từ thiện Food from Heart mới đây cho biết từ đầu năm nay, tổ chức này đã trao tặng khoảng 10.000 gói thực phẩm, tăng 59% so với năm 2019 - năm có 6.300 gói được trao tặng.

“Sự gia tăng này một phần bắt nguồn từ việc các hộ gia đình cần được hỗ trợ lương thực nhiều hơn. Nhiều gia đình tạm thời không thể đảm bảo nhu cầu thực phẩm do mất việc làm hoặc giảm thu nhập vì đại dịch”, bà Sim Bee Hia, Giám đốc điều hành của Food from the Heart, cho biết.

ẤN ĐỘ: LẤY DẦU TỪ ĐÈN ĐỂ NẤU ĂN

Năm nay, lễ hội ánh sáng Diwali ở thánh địa Ayodhya của Ấn Độ đã phá tất cả các kỷ lục trước đó khi thắp sáng hơn 1 triệu chiếc đèn đất sét diyas – còn gọi là đèn dầu. Tuy nhiên, sau khi các chức sắc kết thúc bài phát biểu và rời đi, các gia đình nghèo cùng con cái của họ đã tìm đến những chiếc đèn trên để chắt lấy chút dầu mù tạt ít ỏi còn sót lại để mang về nhà nấu ăn. Video cho thấy hình ảnh người dân chắt dầu từ những chiếc đèn sau lễ hội đã gây “sốc” với cộng đồng mạng Ấn Độ.

Họ làm vậy vì giá dầu mù tạt quá đắt đỏ với họ. Hiện tại, dầu mù tại tại Ấn Độ có giá khoảng 240 Rupee (khoảng 3,22 USD) một lít – mức giá quá đắt với nhiều người. Năm ngoái, giá chỉ là 150 Rupee. Nhiều người Ấn Độ gọi những hình ảnh trên là “sự tuyệt vọng đáng xấu hổ”.

Điều này cho thấy tình trạng giá cả leo thang tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đặc biệt là với các mặt hàng như dầu ăn.

“Tôi không thấy có gì độc hại khi giúp các con mình có một bữa ăn no được nấu bằng dầu ăn, kể cả đó là dầu lấy từ những chiếc đèn diyas”, một người cha thất nghiệp cho biết.

Lạm phát lương thực tại Ấn Độ lên tới 3,11% trong tháng 8, dần ổn định với mức 0,68% trong tháng 9. Tuy nhiên, giá dầu ăn vẫn tăng chóng mặt với mức tăng lên tới 35%.

Bà Kavita Verma, 42 tuổi, một người nội trợ ở New Delhi, từng dùng dầu mù tạt để nấu ăn cho gia đình nhưng giờ đây không đủ khả năng mua loại dầu này. Giá dầu cọ, loại thường được dùng bởi người nghèo, cũng tăng lên mức cao nhất một thập kỷ.

"Lạm phát thật tồi tệ. Tôi không thể kiếm lời sau tất cả công sức vất vả đã bỏ ra sao? Tôi đã sống sót qua Covid-19 nhưng không biết liệu có thể sống với giá cả thế này hay không nữa..."Ông Manish Chawla, một người bán thực phẩm rong cho công nhân lao động ở New Delhi

“Tôi đã chuyển từ dầu mù tạt sang dầu cọ vì nghĩ rằng giá rẻ hơn, nhưng hiện tại giá dầu cọ cũng tăng gấp đôi từ 72 Rupee năm ngoái lên 140 Rupee hiện tại. Ngân sách dành cho thực phẩm của tôi đã cạn kiệt. Mọi thứ đều đắt đỏ. Giá gas cũng tăng 50%. Tôi thực sự bế tắc”, bà Verma chia sẻ.

Tại Ấn Độ, gần như không thể nấu các món ăn thông thường mà không có hành và cà chua. Tuy nhiên, giá hai loại rau củ này, cũng như nhiều loại khác, vẫn rất đắt đỏ do giá nhiên liệu tăng khiến chi phí vận chuyển tăng cao. Với hầu hết các gia đình bình dân tại Ấn Độ, hay thậm chí cả các gia đình trung lưu như nhà bà Verma, thực phẩm đang chiếm phần lớn chi tiêu.

Giá xăng và dầu diesel tại Ấn Độ đã tăng 35% so với năm ngoái.

Manish Chawla, một người bán thực phẩm rong cho công nhân lao động, cho biết giá dầu cọ và gas tăng khiến các món ăn của ông “đội giá”. Tuy nhiên, ông không thể tăng giá bởi những khách hàng của ông vốn đang phải vật lộn do ảnh hưởng bởi đại dịch. Do đó, thu nhập của ông giảm tới 30%.

“Lạm phát thật tồi tệ. Tôi không thể kiếm lời sau tất cả công sức vất vả đã bỏ ra sao? Tôi đã sống sót qua Covid nhưng không biết liệu có thể sống với giá cả thế này hay không nữa”, ông Chawla than vãn.

MALAYSIA: NHỮNG BỮA ĂN KHÔNG THỊT

Tại Malaysia, giá cả thực phẩm leo thang khiến nhiều người thu nhập thấp không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn của mình.

Saliya Zamidi, 47 tuổi, một bà mẹ 4 con, trở thành trụ cột của gia đình kể từ khi chồng bà mất việc đo dại dịch. Cả bà Zamidi và chồng hiện đều làm các công việc bán thời gian để trang trải tiền thuê nhà, trả học phí cho các con và mua thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, với 3 con trong độ tuổi 7-17, bà Saliya gặp không ít khó khăn trong việc cân đối chi tiêu thực phẩm với mức thu nhập hàng tháng gần 960 Ringgit (khoảng 230 USD – thấp hơn nhiều mức trung bình khoảng 700 USD tại Malaysia).

“Tôi thực sự phải lên kế hoạch nấu ăn cho cả tuần. Nếu muốn nấu món gà, tôi sẽ phải mua cả con gà mới đủ cho cả gia đình và như vậy thì rất đắt đỏ”, bà chia sẻ.

Vì giá gà đắt đỏ, khoảng 12 USD/con, gia đình bà Zamidi đã chuyển sang thay thịt bằng trứng, đậu phụ và rau.

Theo số liệu của Chính phủ Malaysia, giá gà tại nước này đã tăng khoảng 1% trong tháng 9. Bộ Nội thương và Tiêu dùng Malaysia cho biết nguyên nhân một phần xuất phát từ các vấn đề trong chuỗi cung ứng ngô và đậu nành nhập khẩu – hai loại ngũ cốc được dùng để nuôi gà.

Nhìn chung, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tại nước này đã tăng 1,2%, chủ yếu do giá thịt và rau tăng cao. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của Malaysia tăng 2,2%.

PHILIPPINES: GIÁ MỘT CHIẾC PIZZA BẰNG TIỀN ĂN CỦA 150 NGƯỜI

Tại thủ đô Manila, Philippines, một chiếc bánh pizza cỡ 18 inch (khoảng 45 cm) từ một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng hiện có giá 1.000 Peso (khoảng 20 USD) và đủ cho 5 người ăn. Tuy nhiên, cùng số tiền này có thể đủ để mua đồ ăn cho 150 người.

Với những người Philippines có tiền, đại dịch Covid-19 gây ra phiền toái lớn. Nhưng với khoảng 21 triệu người nghèo – khoảng 17% dân số, năm nay ghi nhận kỷ lục cao nhất với “nạn đói không tự nguyện” kể từ khi tổ chức Social Weather Stations tiến hành khảo sát về nạn đói tại nước này từ năm 1998. Khảo sát nay được thực hiện từ ngày 28/4 đến ngày 2/5 hàng năm.

Carlito Miniado, một thợ mộc 68 tuổi, cho biết, vào năm ngoái, ông chỉ có thể dành 1.000 Peso để mau thực phẩm trong một tuần cho cả gia đình 5 người của mình. Tuy nhiên, năm nay ông thậm chí không thể dành ra được số tiền đó.

Vợ ông Miniado bị ốm và nằm liệt giường suốt nhiều tháng, do đó, ông phải dành nhiều thời gian chăm sóc vợ. Vì tài chính eo hẹp, bữa cơm của gia đình ông thường chỉ có cơm, một chút cá và rau, hiếm khi có thịt lợn hay gà bởi giá hai loại thịt này tăng chóng mặt.

Ông Miniado cho biết cá rô phi hiện có giá 120 Peso (2,3 USD)/kg, còn cá nục – thường được gọi là "cá của người nghèo" – hiện cũng có giá tới 180-200 Peso/kg, quá đắt với gia đình ông.

Theo ước tính của Ibon Foundation, một tổ chức tư vấn do đảng cánh tả Bayan Muna điều hành, khoảng 17,3 triệu người Philippines, bao gồm “70% gia đình nghèo nhất”, trung bình mất 32.000 Peso thu nhập trong đại dịch.

“Giá thực phẩm leo thang, thu nhập giảm, tiền tiết kiệm cạn kiệt đồng nghĩa ngày càng nhiều người Philippines rơi vào cảnh đói khát”, Ibon Foundation cho biết.
DanQuyen.com (Theo vneconomy.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)
    Chuyên gia: Cho nhập khẩu, chênh lệch giá vàng sẽ hạ nhiệt chỉ trong vòng một tuần (08-05-2024)
    Cổ phiếu trụ lên tiếng, VN-Index 'bật xanh', khối ngoại xả đột biến hơn 1.200 tỷ (08-05-2024)
    TIỀN LƯƠNG MỚI SẼ TĂNG BAO NHIÊU? (08-05-2024)
    Top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Hợp tác phục hồi kinh tế thế giới - mảnh ghép còn thiếu tại thượng đỉnh Mỹ-Trung (22-11-2021)
    Elon Musk thể hiện phong cách lãnh đạo qua email nội bộ (21-11-2021)
    'Squid Game' bóc trần khủng hoảng nợ nần ở Hàn Quốc (21-11-2021)
    Elon Musk bán 8,8 tỷ USD cổ phiếu Tesla (18-11-2021)
    Giá khí đốt châu Âu tăng vọt sau khi Đức 'quay lưng' với Dòng chảy Phương Bắc 2 (16-11-2021)
    Trung Quốc: Chấp nhận trả giá đắt để thoát khỏi 'vòi bạch tuộc' của bất động sản, vẫn còn nhiều cơn gió ngược (16-11-2021)
    Trung Quốc thành nước giàu nhất thế giới (16-11-2021)
    Giá nhà đất tại Trung Quốc lao dốc vì khủng hoảng nợ (15-11-2021)
    Nhờ giá bất động sản tăng mạnh,Trung Quốc vượt Mỹ thành nước có tổng tài sản lớn nhất thế giới (15-11-2021)
    Tỷ phú Elon Musk 'xả' 5 tỷ USD cổ phiếu Tesla chỉ trong vài ngày (11-11-2021)
    Ông Lukashenko đe dọa ngừng vận chuyển khí đốt đến châu Âu (11-11-2021)
    Google bị xử thua trong kháng cáo chống lại án phạt 2,4 tỷ euro của EU (10-11-2021)
    George Bernard Shaw (1856-1950) sinh ở Dublin và mất ở Ayerst, Hertfrordshire (Anh). Ông là con thứ ba của George Carr Shaw (1814 – 1885) và Lucinda Elizabeth Shaw (1830 – 1913). Cha trước làm công chức sau chuyển sang buôn ng (10-11-2021)
    Cần một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để kinh tế số chiếm 20% GDP (08-11-2021)
    Một Bộ tứ kinh tế mới đang manh nha hình thành? (08-11-2021)
    Con trai cố Tổng thống Suharto bị thu hồi tài sản vì khoản nợ 180 triệu USD (05-11-2021)
    FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD (04-11-2021)
    Trung Quốc: Có người mua 300kg gạo sau thông báo tích trữ nhu yếu phẩm (04-11-2021)
    Lật lại vụ tai nạn khủng khiếp của các thợ lặn tại giàn khoan trên Biển Bắc (04-11-2021)
    Thấy gì từ phiên thanh khoản kỷ lục 52.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán? (03-11-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153061160.